Không làm việc, cứ để chồng nuôi thì có gì sai?

Phụ nữ làm việc, kiếm tiền và tự do tài chính đang trở thành xu hướng thời đại nhờ tính truyền cảm hứng tự chủ và tự tin đến mọi người.

Mặt khác, ở nhóm những người muốn được an nhàn, được chồng chăm lo về   tài chính lại nhận về vô số phản ứng trái chiều. Có ý kiến ủng hộ vì đây vốn không phải chuyện sai trái, có người phản đối chê bai và cũng không ít người dửng dưng vì cho rằng “hổng liên quan”.

Trong bài viết này, mời bạn khám phá những góc nhìn “xiên – dọc – ngang” về câu hỏi “Không lấy làm việc, cứ để chồng nuôi thì sao?” nhé

Chồng nuôi cũng được, miễn anh ấy chẳng áp lực

Bàn về lý do mong muốn được chồng nuôi và đảm bảo về tài chính, có người chỉ muốn ở nhà, không thích bon chen vất vả công việc; người cảm thấy mình yêu thích công việc nội trợ và việc được “nuôi” cũng xứng đáng hoặc có người vì bị hạn chế sức khỏe hoặc có những ưu tiên khác mà chấp nhận. Trên thực tế, có nhiều lý do phức tạp và khó nói hơn nữa.

Thế nhưng, những người tỏ bày ý đồng tình với ý kiến này cho rằng vì người chồng thật sự có khả năng về tài chính gánh vác cho cả gia đình thì việc người phụ nữ không đi làm và được “nuôi” không có gì sai cả. Không những thế, có những người đàn ông còn mong vợ mình yên ổn tại nhà, tận hưởng cuộc sống thảnh thơi chứ không phải làm việc bên ngoài. 

Vậy thử tưởng tượng nhé, nếu một ngày nào đó, chồng bạn đang gặp áp lực tài chính và ngỏ ý muốn được bạn sẻ chia chuyện tiền nong, có thể đó là việc giảm chi tiêu mua sắm hoặc tăng thu bằng cách kiếm thêm thu nhập. Nếu nghiêng về phương án 2, bạn liệu có sẵn sàng kiếm một công việc nào đó để phụ giúp chồng mình?

Khi nhận được câu hỏi này, không ít người tỏ ra có chút bối rối. Có những chị em sẵn sàng kiếm thêm việc và tự tin với khả năng của bản thân vì lúc được chồng “nuôi”, họ cũng chẳng chơi không mà luôn trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng. Một số khác muốn thử sức với kinh doanh riêng hoặc làm freelancer vì tâm lý ngại lâu không đi làm, sợ không bắt kịp nhịp điệu công sở. Bên cạnh đó, một số nhỏ lại cảm thấy phương án tiết kiệm dễ dàng hơn so với việc đi làm tăng thu nhập.

Thật ra, bạn hoàn toàn có thể  nhà và để chồng “nuôi” thế nhưng, hãy luôn trau dồi những kiến thức, kỹ năng và tìm một việc nào đó mình thật sự yêu thích để làm, nếu nó có thể tạo ra nguồn thu nhập phụ thì quả rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, học tập cách quản lý tài chính, chi tiêu vừa tầm trong khả năng và cùng chồng bàn luận về công việc lẫn tiền nong sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình gia đình hơn. Nếu thật sự phải chọn phương án 2 hoặc đơn giản, bạn không thích được “nuôi” nữa thì bạn sẽ mạnh dạn và tự tin hơn.

Ở nhà cũng được nhưng đừng để chồng…nuôi

Đây là một góc nhìn khác biệt một chút so với quan điểm phía trên, nhóm người này cho rằng nếu người vợ ở nhà nội trợ và không đi làm thì rất dễ xảy chuyện lục đục tài chính trong nhà. Phụ nữ nên có một công việc, sự nghiệp của riêng mình, để ít nhất có thể kiếm được một khoản tiền nhất định mỗi tháng.

Một số người cho rằng, nếu phụ nữ ở nhà và được chồng “nuôi” chỉ nên kéo dài trong khoảng thời gian từ một đến ba năm sau khi sinh con, tức là trước khi con đi học mẫu giáo. Khi này, con đã lớn hơn, đi học nhiều hơn sẽ khiến mẹ ở nhà vắng vẻ mà buồn chán. Việc đi làm ngoài kiếm tiền tăng thu nhập còn tạo nên niềm vui, giao lưu bè bạn cho người vợ.

Một số gia đình xảy ra vấn đề tranh cãi tiền bạc giữa vợ chồng, điều đáng nói, người vợ sinh ra tâm lý cảm thấy bị coi thường, tủi nhục vì không làm ra tiền, phải lệ thuộc chồng. Bên cạnh đó, việc phải làm cả tá việc không tên lẫn không lương tại nhà mà không nhận được sự san sẻ, trân trọng từ đối phương càng khiến họ cảm thấy buồn hơn. 

Vì thế, nếu hai vợ chồng đã có thỏa thuận rõ ràng việc người vợ sẽ ở nhà nội trợ, chồng đi làm kiếm tiền. Người vợ vui vẻ đồng ý, người chồng trân trọng và có trách nhiệm, đặc biệt, điều kiện tài chính phải đảm bảo.

Quay trở lại, bạn có thể lựa chọn một công việc nào đó bên ngoài để làm việc, tạo dựng mối quan hệ xã giao bên ngoài, kiếm thêm niềm vui cho bản thân. Bạn cũng có thể ở nhà nội trợ nhưng cần thống nhất rõ ràng, nói lên những vất vả ở nhà để có được sự thấu hiểu, mong muốn nhận được sự san sẻ nếu cần thiết. Và cuối cùng, dù đi làm hay nội trợ tại gia, đừng quên việc nói chuyện với chồng trong việc quản lý tài chính.

Tổng kết:

Bạn thấy sao về quan điểm “Không đi làm, cứ để chồng nuôi thì sao?”, cho Money with Mina biết nhé!