Phụ nữ liệu có luôn đặt ưu tiên gia đình con cái lên chính bản thân?

“Con cái là của trời cho” – câu nói thể hiện việc con trẻ là món quà quý giá của bậc cha mẹ. Vì lẽ đó, không ít các phụ huynh luôn dành cho con những điều tốt nhất để con được phát triển và khôn lớn cùng bạn bè đồng trang lứa.

Riêng với tâm lý làm mẹ, rất nhiều người đã không ngần ngại chi mạnh tay những khoản chi phí đắt đỏ với mong muốn đầu tư cho tương lai của con nhỏ. Thậm chí, có chị em đã dành hẳn ⅔ mức lương hằng tháng của mình để riêng cho con.

Hãy cùng Money with Mina lý giải cho tâm lý “vì con” này và giải đáp cho câu hỏi “NÊN hay KHÔNG NÊN việc phụ nữ liệu luôn đặt ưu tiên gia đình con cái lên chính bản thân?”

Cha mẹ là nhà đầu tư “vĩ đại” nhất của con

Trên thương trường kinh tế, người làm kinh doanh luôn đổ dồn tâm huyết, công sức và tiền bạc dành cho “đứa con” của mình. Ai đầu tư mà không bỏ vốn liếng rồi dày công vất vả hoàn thiện tốt hơn mỗi ngày. Thế nhưng, khi trở về với tổ ấm gia đình, tiếng cười trẻ thơ là nguồn vui sống và động lực cho họ không ngừng tiến lên. Cha mẹ nào cũng mong con mình giỏi giang, hạnh phúc và luôn muốn đầu tư cho con trau dồi kiến thức, kỹ năng và học tập trong môi trường tốt nhất.

Không ít chị em phụ nữ tâm sự về sự khác biệt trước và sau khi có con. Thay vì thoải mái dạo phố, mua sắm thả ga khi chưa gia nhập “hội làm mẹ” thì giờ đây khoảng 60% – 70% tâm trí của họ nghĩ đến con kéo theo các ưu tiên, hành vi, thói quen cũng thay đổi theo. Chính vì thế, tâm lý “Với mẹ, con là nhất” là điều dễ hiểu.

Nếu các bậc cha mẹ làm việc này sau khi đã hiểu rõ bức tranh tổng quan và khả năng tài chính, hiểu cách quản lý và có đầy đủ cơ sở kinh tế cho cả gia đình ngay sau khi con đi học và hưu trí cho bản thân thì việc chi mạnh tay cho các con là điều hợp lý và dễ hiểu.

Liệu có an tâm tài chính?

Một người mẹ sẵn sàng dành ⅔ hoặc ½ số tiền mỗi tháng để dành riêng cho con, có lẽ không phải trường hợp hiếm gặp.

Bạn chắc hẳn đã nghe những câu chuyện như người mẹ sẵn sàng dành đến 15 triệu để đóng tiền học cho con tại trường quốc tế, trong khi lương hằng tháng là 20 triệu. Hoặc thu nhập tổng của mẹ là 100 triệu/tháng nhưng học phí của con đã chiếm trọn 50%. Tất nhiên, trên thực tế, người bố có thể đóng góp thêm hoặc cùng vợ chăm lo cho con.

Lý giải cho điều này, các chị em không ngần ngại chia sẻ việc đầu tư cho con quan trọng thế nào với họ và vì sao họ chọn những môi trường khá đắt đỏ như trường quốc tế hay cho con trải nghiệm du học,…

Câu hỏi đặt ra lúc này đó là với những khoản phí khác như tiết kiệm, tiền sinh hoạt, phí phát sinh, giải trí, vui chơi, tiện ích sống khác,… các mẹ sắp xếp ra sao? Liệu khi đầu tư cho con “mạnh” như vậy, các mẹ có an tâm tài chính? Mẹ chi “mạnh” như vậy có phải đã có bố lo cho các mục phí còn lại và đóng góp thêm cho con?

Đầu tư luôn đi đôi với…rủi ro

Không sai, rủi ro là điều không thể tránh khỏi không chỉ riêng trong đầu tư tài chính mà trong mọi khía cạnh cuộc sống. Sẽ có những chuyện không đi theo mong muốn hay kỳ vọng ban đầu của bạn, vậy nên, điều bạn cần hiểu là cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra giải pháp.

Dẫu biết, cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con nhưng liệu con có thoải mái hay không? Bạn đang đầu tư cho con cái và tạo điều kiện cho con thực hiện ước mơ hay chỉ đang muốn thỏa mãn và khỏa lấp chính mình? 

Khi con còn nhỏ có thể sẽ không hiểu được nhưng việc theo sát những mong muốn của con cho cả những việc không liên quan đầu tư tài chính là cần thiết. Việc trò chuyện với trẻ để thêm hiểu về sở thích, thói quen, tâm tư,…sẽ giúp gắn kết và bồi đắp tình cảm của con.

Cha mẹ có thể cho trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên, cuộc sống đồng quê hay áp dụng các phương pháp như homeschooling (giáo dục tại nhà) cho các bé cũng rất hiệu quả với một mức chi phí phù hợp hơn.

Để trả lời cho câu hỏi “NÊN hay KHÔNG NÊN việc phụ nữ liệu luôn đặt ưu tiên gia đình con cái lên chính bản thân?” thì có lẽ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn có thể tham khảo một số mục như sau để cùng suy ngẫm và bàn luận:

  • Khả năng tài chính của bạn và bạn đời (nếu có) có đủ để đảm bảo cho sự đầu tư lâu dài này cho con hay không? Hay bạn có một kế hoạch theo từng giai đoạn nào cho bé?
  • Bên cạnh việc đầu tư cho con, các việc chuẩn bị và quản lý khác cho bản thân, gia đình, sức khoẻ, sự nghiệp của mẹ như thế nào? Bạn có nhớ thông báo khi máy bay có sự cố chứ, người lớn cần được thở bình oxy trước con nhỏ chỉ vì bạn sẽ không cứu sống được con mình nếu chính bạn chưa ổn!
  • Bạn có đang lắng nghe con trẻ và hiểu mong ước, nhu cầu của con hay không?
  • Liệu bạn có đang kỳ vọng cho con quá khả năng con có thể làm được và gây áp lực cho con không?

Trước khi đầu tư bất cứ lĩnh vực hay công việc  nào, chẳng phải bạn luôn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi làm đúng không nào? Tương tự như vậy và thậm chí cần nhiều công sức hơn, việc bồi dưỡng cho con cũng không ngoại lệ. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của trẻ, đồng thời cân đối chi tiêu sao cho phù hợp chứ không phải chạy theo xu hướng xã hội.

Tổng kết: 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm góc nhìn đa chiều hơn về việc ưu tiên con cái hơn chính bản thân của nhiều bậc cha mẹ, trong đó tâm lý nghiêng về phái nữ nhiều hơn. 

Thấu hiểu được những khó khăn và ưu tiên khác biệt của phái nữ, Money with Mina cho ra mắt chuỗi sự kiện bí mật dành riêng cho các Nàng LiftHER – một dự án “By women for women”. Tại nơi đây, chúng tôi chào đón các chị em đến với vòng tròn an toàn, lắng nghe và đồng hành về các vấn đề rất “riêng” như thách thức và nỗi lo về tài chính, phát triển bản thân và sự nghiệp, các mối quan hệ xung quanh,…

Theo dõi ngay tại fanpage Money with Mina để cập nhật những thông tin mới nhất về LiftHER nhé!